Vải ngâm đường - Tại sao vải ngâm bị nổi váng?



Đó là do chưa đủ “chất bảo quản” để vải chống lại các vi khuẩn xâm nhập làm vải bị lên men, nổi váng. Vải đủ đường và luôn được đè xuống dưới mực nước ngâm chính là cách mà vải được cách li khỏi các vi khuẩn. Nếu bạn thích uống ít ngọt hơn đồng nghĩ với giảm tỉ lệ đường xuống thì vải sẽ bảo quản được ngắn hơn nhé và phải luôn kết hợp với bảo quản trong tủ lạnh để làm giảm sự thâm nhập của vi khuẩn.
Vải có cần ngâm nước đá để tạo độ giòn, dai không ?
Không nhé vải giòn là do quả vải ngấm đường, ra bớt nước tương tự như chúng ta muối cà hay muối sấu vậy sau khi ra nước phần xác quả sẽ giòn thôi còn việc ướp đá là do chúng ta nghĩ vậy nhưng bản chất không phải vì vậy mà vải giòn nhé.
Bảo quản vải ngâm được bao lâu?
Về bản chất càng nhiều đường và giảm tỉ lệ nước xuống thì vải để được càng lâu, nhưng do có nước nên bạn phải bảo quản trong tủ lạnh. Với công thức này, nếu vải luôn được đè xuống mực nước ngâm và bảo quản ngăn mát thì có thể để được 1 tháng nhé.
Ăn Vải có thật sự nóng và nổi mụn?
Ăn vải, hay dứa, mít nhiều người thấy nóng phừng phừng, ăn nhiều là sáng hôm sau mặt nổi mụn. Do đó, vải nhanh chóng được chị em liệt vào danh sách các loại quả "nóng", cần tránh xa khi vào hè. Vậy vải có thực sự gây nóng và nổi mụn?
Theo Tây Y không có trái cây nóng hay mát, đó là quan niệm Đông Y- nơi giải thích dựa vào âm dương ngũ hành. Trái cây chỉ được phân làm hai loại nhiều đường và ít đường. Những loại quả nhiều đường là những loại quả ngọt như xoài, vải, nhãn, mít… Quả ít đường như bưởi, cam, thanh long,…
Vải nhiều glucose (chiếm 15% thịt quả) glucose hấp thu nhanh vào máu luôn mà không cần phân cắt như tinh bột hoặc đường sacarose (đường mía). Cơ thể có thể hấp thụ sử dụng luôn. Khi nó hấp thu nhanh thì nồng độ đường trong máu tăng nhanh, làm máu đến các mô, tế bào giàu đường. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn trong lỗ chân lông phát triển sinh ra nhiều bã nhờn, gây viêm.. từ đó sinh ra mụn.
Chú ý là Đường thì nhiều loại nhưng cơ thể chỉ hấp thu đc duy nhất glucose ( C6H12O6) thui
Tại sao người bị tiểu đường ko nên ăn nhiều vải ?
Đường đi vào máu sau ăn chỉ đc dùng 1 phần tạo nặng lượng hiện thời, còn lại phải đc dự trữ (khi nào đói lại lấy ra xài), nếu dư thừa thì đào thải . Nếu lượng đường quá nhiều, làm nồng độ đường trong máu quá cao, khi đến thận gây vượt qua khả năng giữ lại của nó làm thải đường qua nc tiểu. Đó là lí do những ng bị đái tháo đường đi tiểu kiến bu các bác ạ và những người này không nên ăn nhiều vải
Lại là em đây cô bé học hóa hay lý sự, đây giải thích theo hiểu biết và học hỏi từ cá nhân mình mong các bếp bàn luận thêm ạ.
PS Có thể bạn chưa biết:
Dương Quý phi (1 trong 4 tứ đại Mĩ nhân của Trung Quốc) rất thích ăn vải, tiếng Trung gọi là Lệ chi . Để thỏa ý thích của Dương Quý phi, Đường Huyền Tông lệnh cho người phóng ngựa từ Lĩnh Nam (Có chỗ thì bảo trái vải được đem từ Tứ Xuyên tới, có chỗ thì bảo từ Lĩnh Nam (Việt Nam) cống lên) đem về dâng cho Quý phi ăn. Cả người lẫn ngựa đã phải làm việc cật lực, tới mức “chạy hàng nghìn dặm nhưng khi tới kinh thành, hương vị của trái vẫn tươi nguyên”. Thời xưa, vải là một loại quả quý hiếm, chỉ vua chúa mới được ăn nên chúng ta hãy ăn vải để đẹp như Dương Quý Phi nhé.


Vải ngâm đường - Tại sao vải ngâm bị nổi váng? Vải ngâm đường - Tại sao vải ngâm bị nổi váng? Reviewed by TRAM on 5:42 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.